Mô hình trang trại thông minh DelcoFarm (xã Nguyệt Đức, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh) được xây dựng và thiết kế theo tiêu chuẩn công nghệ cao, hạn chế mức thấp nhất sức lao động, sản phẩm đạt chất lượng cao.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, Việt Nam có hơn 9 nghìn đơn vị sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp tính đến ngày 1/7/2020. Trong số đó, có hơn 9.108 nghìn hộ; 7.418 hợp tác xã; 7.471 doanh nghiệp.
Trong “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, nông nghiệp được xem là một trong 8 lĩnh vực được ưu tiên trong công cuộc chuyển đổi số.
Ngành nông nghiệp đã chủ động triển khai mạnh mẽ chuyển đổi số, nhất là ứng dụng công nghệ số vào thực tiễn, như trí tuệ nhân tạo, quản trị dữ liệu, IoT, tự động hóa… vào hoạt động sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản đã giúp tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả, đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường và nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam.
Chuyển đổi số trong nông nghiệp đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển theo hướng hiện đại hóa, nâng cao giá trị và tính bền vững. Với những lợi ích mà nó mang lại, chuyển đổi số là con đường tất yếu để phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam.
Đơn cử, mô hình trang trại thông minh DelcoFarm (xã Nguyệt Đức, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh) được xây dựng và thiết kế theo tiêu chuẩn công nghệ cao. Hệ thống nuôi trồng đều được quản lý tự động bằng phần mềm máy tính, hạn chế đến mức thấp nhất sức lao động của con người, đồng thời đảm bảo chất lượng các sản phẩm ở mức cao đạt tiêu chuẩn cho phép.
Sensor (cảm biến) được lắp đặt, kết nối qua phần mềm để đo đạc tất cả các thông số của đất, môi trường và đề xuất thời gian tưới phù hợp theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây trồng; Về chăn nuôi, giải pháp cảm biến tự động cho phép quản lý tất cả các khâu như hệ thống cho ăn, chiếu sáng, thu hoạch trứng, thu gom phân, sưởi ấm…Ngoài ra, điện thoại thông minh cũng được cài đặt ứng dụng kết nối với hệ thống để có thể điều khiển từ xa. Các sản phẩm do trang trại sản xuất đều có mã truy xuất nguồn gốc (QRcode) để kiểm tra xuất xứ và quy trình sản xuất theotiêu chuẩn VietGAP.
Điện thoại thông minh được cài đặt ứng dụng điều khiển hệ thống bơm tưới cho nhà dưa lưới được kỹ sư của Delco Farm đảm nhiệm.
Điện thoại thông minh được cài đặt ứng dụng điều khiển hệ thống bơm tưới cho nhà dưa lưới được kỹ sư của Delco Farm đảm nhiệm.
Chăm sóc dưa lưới, chuẩn bị cho cây dưa leo lên dây.
Nhân viên trang trại Delco Farm thu hoạch dưa bao tử.
Hệ thống nước tưới được đưa vào máng và tưới theo hẹn giờ đảm bảo rau phát triển tốt.
Phòng điều khiển hệ thống nuôi gà để trứng tại Delco Farm.
Một góc trang trại Delco Farm.
Nhân viên Delco Farm thu hoạch dưa lưới KimoJi, là một trong những dòng dưa chất lượng của Nhật Bản, hiện cũng chưa có mặt nhiều trên thị trường Việt Nam.
Khâu làm ra mã QR code, truy xuất nguồn gốc của sản phẩm do chính kỹ sư của Delco Farm đảm nhiệm.
Nhân viên Delco Farm thu hoạch trứng gà theo quy trình và dây truyền của trang trại.
Mỗi sản phẩm của Delco Farm đều được gắn mà QR code, để kiểm tra xuất xứ và quy trình sản xuất của sản phẩm.
Mỗi sản phẩm của Delco Farm đều được gắn mà QR code, để kiểm tra xuất xứ và quy trình sản xuất của sản phẩm.